Shopee – sàn TMĐT đứng đầu Đông Nam Á

Shopee – kẻ mạnh nhất trong TMĐT ở Đông Nam Á

Shopee không chỉ là sàn TMĐT (thương mại điện tử) lớn nhất Việt Nam mà còn đứng đầu Khu vực Đông Nam Á.

Shopee là một bộ phận của Sea Limited (có cổ phiếu giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán NYSE, New York, Mỹ, với mã là SE). Một công ty internet tiêu dùng hàng đầu thế giới. Ngoài Shopee, các mảng kinh doanh cốt lõi khác của SEa bao gồm mảng giải trí kỹ thuật số, Garena và Sea Money – bộ phận chuyên cung cấp dịch vụ tài chính kỹ thuật số,.

Sứ mệnh của SEa là cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ bằng công nghệ.

Được thành lập từ năm 2015 tại Singapore, Shopee ban đầu định hướng phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và thanh toán, Shopee là trung gian kết nối người mua với người bán giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn.

Đến nay Shopee đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Singapore, Indochina, MAlaysia, Thai LAn, Đài Loan, Việt Nam, Philipines và Brazil. Dù ở đâu, Shopee cũng dễ dàng chiếm vị trí top đầu. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định Shopee là lựa chọn tốt nhất để bạn bắt đầu cửa hàng online của mình.

Biến nỗi đau của khách hàng thành lợi thế cạnh tranh

Được thành lập từ năm 2015, nhưng tới tháng 8 năm 2016,sau nhiều lần chạy thử nghiệm, ứng dụng mua sắm Shopee mới chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam.

Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là sàn TMĐT C2C, là trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân nhỏ lẻ giao dịch với nhau. Đây chính là điểm khác biệt của Shopee so với các nền tảng đứng đầu lúc đó – yêu cầu bạn phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới được mở gian hàng.

Nhưng hiện nay Shopee đã dần phát triển thành một mô hình lai, có cả các doanh nghiệp lớn thanh gia mua bán trên sàn (B2C) và những người bán cá nhân.

Đây cũng là giai đoạn tương đối nhạy cảm với các giao dịch mua bán trực tuyến

khi mà các mô hình kinh doanh Groupon mà giới trẻ bây giờ hay gọi là “mua theo nhóm” thi nhau sụp đổ. Hàng loạt cái tên tiêu biểu như NHommua, Muachung, Phagia và hơn 100 trang website khác đang hoạt động mạnh mẽ. Vingroup cũng ra mắt sàn TMĐT của riêng mình với tên gọi Adayroi (hiện tại trang này đã đóng cửa, nhưng tích hợp vào ứng dụng VinID).

Có thể nói, TMĐT đang cạnh tranh rất liệt. Shopee chân ướt chân ráo vào thị trường, không có cộng đồng, không có người dùng, không có gì hết ngoài “cha mẹ giàu”: Shopee thuộc Sea – tập đoàn sở hữu nền tảng game lớn nhất Đông Nam Á.

Dù là con nhà có điều kiện

Nhưng Shopee cũng không hề mù quáng đốt tiền vào cuộc đua quảng cáo truyền thông. Thay vào đó, họ bước chậm lại, quan sát kỹ khách hàng của mình.

Shopee nhận thấy phí vận chuyển vẫn là một rào cản lớn đối với cả người mua hàng và người bán hàng online. Vậy nên họ đã xây dựng một chương trình trợ giá vận chuyển để tập troung giải quyết rào cản này.

Báo cáo tài chính trong những năm đầu hoạt động tại Việt Nam cho thấy, Shopee dành đến 90% kinh phí marketing cho các chiến dịch khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, giảm giá… cho cả người mua và người bán nhằm thu hút một lượng đáng kể khách hàng đến từ các nền tảng khác nhau.

Kết quả chỉ sau 2 năm gia nhập thị trường, Shopee đã chiếm lĩnh ngôi vương, thu hút hơn 50% tổng số lượt truy cập của tất cả các sàn TMĐT tại Việt Nam.

Shopee cũng là sàn duy nhất tiếp tục tăng trưởng khi Covid-19 khiến cả nền kinh tế ddieu đứng. Họ đã nhanh chân lẹ mắt xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ giúp người bán duy trì hoạt động kinh doanh, cũng như ra mắt các chương trình miễn phí chi phí chạy quảng cáo, miễn phí gói hoàn xu Xtra và voucher 50% giúp các nhà bán mới trên Shopee dễ dàng quảng bán sản phẩm và tiếp cận khách hàng.

>>> Trọn bộ Shopee/Lazada templates có sẵn cho bạn trang trí shop

>>> Video hướng dẫn tự thiết kế mẫu Shopee/Lazada template trang trí gian hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo