3 bước thiết lập giá bán thông minh trên Shopee

Khảo sát giá bán trên thị trường

Trước tiên, để có được giá bán phù hợp với ngành hàng shop bạn, hãy tìm kiếm sản phẩm liên quan trên Shopee dựa trên các từ khoá liên quan đến mặt hàng, xem sản phẩm của bạn ở phân khúc giá nào là chủ yếu. Có gian hàng nào bán sản phẩm giống như bạn không?

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Biết được mức giá của đối thủ không phải để bán rẻ hơn, kéo khách hàng về phía bạn, mà để bạn không thiết lập mức giá quá thấp, khiến biên lợi nhuận giảm xuống.

Xây dựng bảng tính Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận

Xem mức giá nào tối ưu nhất cho bạn?

Hãy lập bảng tính giá bán dựa trên chi phí cố định, chi phí biến đổi và lợi nhuân kỳ vọng của bạn.

Chi phí cố định là những chi phí không thay đổi như phí quản lý sàn, đóng gói, giá thuê kho hàng,… Chi phí biến đổi bao gồm giá nhập hàng hoá, chi phí nhân viên thời vụ, phí các chương trình khuyến mãi, giảm giá, flash sale, chi phí thu hồi, tiêu huỷ sản phẩm,…

3 bước thiết lập giá bán thông minh trên Shopee

Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, rất nhiều người bán có suy nghĩ “lấy công làm lời” nên không tính chi phí nhân công vào giá.

Dù vậy, khi xây dựng bảng tính doanh thu, bạn vẫn nên kê thêm khoản chi phí này vào và điều chỉnh giá thấp xuống bằng cách áp thêm mã giảm giá – nếu muốn.

Hãy dành thời gian để liệt kê toàn bộ chi phí liên quan tới sản phẩm của bạn, kể cả khi bạn đang tận dụng nơi ở làm kho hàng, hay sử dụng ké điện nước wifi miễn phí.

Ví dụ, chi phí thuê nhà và điện nước của bạn hàng tháng là 1 triệu đồng và bạn đang kinh doanh trong chính phòng trọ của mình. Đừng ngại chia cho 90/10, tính thêm 100k tiền nhà vào chi phí cố định của hàng hoá. Trong tương lai, khi việc kinh doanh của bạn khởi sắc, tỷ lệ này có thể là 50/50 hoặc 0/100 khi bạn đã quyết định chuyển đến một ngôi nhà lớn để sống và sử dụng phòng trọ cũ làm kho hàng.

Bạn cần tránh điều chỉnh giá nhiều lần

Bởi sẽ gây ấn tượng xấu với khách hàng và vi phạm chính sách giá của Shopee. Shopee sẽ tính điểm phạt nếu bạn thay đổi giá gốc thường xuyển mà không cung cấp được văn bản, chứng từ chứng thực. Bạn sẽ không được tham gia các chương trình khuyến mãi trong vòng 7 ngày sau khi điều chỉnh giá.

Định giá dựa trên chi phí

Nếu khách hàng mua nhiều sản phẩm trên cùng một đơn hàng, tỷ suất lợi nhuận của bạn sẽ tăng lên.

Vì bạn chỉ mất chi phí quảng cáo cho một sản phẩm, nhưng lại bán được nhiều sản phẩm.

Đó là lý do tại sao chúng ta phải xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm tốt ngay từ đầu để tránh trường hợp khách hàng muốn mua thêm một món gì đó “cho lợi ship” nhưng không có gì hấp dẫn để mua.

Hãy định giá sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng

Một nghiên cứu của Google gần đây cho thấy, người tiêu dùng ngày càng dành nhiều thời gian hơn – có khi mất hàng tháng – để tăm tia một mặt hàng, so sánh, đọ giá chán chê trước khi thật sự bấm nút mua hàng.

Theo bạn, họ đã xem khoảng bao nhiêu mặt hàng tương tự trước khi chốt đơn?

  • Có tới 90% người mua sắm trên sàn thương mại điện tử là những bậc thầy săn tìm giao dịch. Họ không ngại mất thời gian để tìm ra gian hàng có mức giá hời.
  • Công cụ so sánh giá là một phần quan trọng của nền tảng tiếp thị thương mại điện tử. Chúng chiếm khoảng 20% lưu lượng truy cập cho tất cả các loại danh mục sản phẩm.
  • Giá cả cạnh tranh thúc đẩy 80% hiệu suất hoạt động của một gian hàng trên sàn thương mại điện tử.

Vậy nên dù chúng ta đã đề cập đến cách định giá cơ bản, nhưng cũng không thừa nếu bạn dành chút thời gian để nghiên cứu thêm các phương thức định giá khác.

Cụ thể ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về Định giá dựa trên nhu cầu của khách hàng (Customer -Driven Pricing).

Cơ sở giả định cho mô hình này là khách hàng sẵn sàng trả một mức giá nhất định khi giá trị nhận được vượt quá chi phí cho sản phẩm đó.

Để thực hiện được chiến lược giá này, bạn cần quan sát mong muốn và nhu cầu của khách hàng, dự đoán và đưa ra những hành động phù hợp.

Ví dụ đơn giản nhất là các sản phẩm trang trí nhà cửa hay phòng làm việc, khách hàng của bạn chấp nhận bỏ ra số tiền gấp 2 lần, thậm chí nhiều hơn để mua một bình hoa khô nhỏ hoàn thiện, thay vì mua hoa lẻ dù giá trẻ hơn – vì chưa chắc đã cắm đẹp như shop.

Rõ ràng để thành công, bạn cần phải hiểu khách hàng của mình, biết được họ cần gì (giá trị) ở sản phẩm và làm nổi bật giá trị đó lên trong phần mô tả sản phẩm của bạn.

Một khi khách hàng hiểu được giá trị độc đáo của sản phẩm, họ sẵn sàng trả một mức giá cao hơn giá thông thường.

Định giá dựa trên nhu cầu của khách hàng hiệu quả vì phương pháp này đặt trọng tâm vào khách hàng chứ không phải sản phẩm.

Bàn về các chiến lược giá khác nhau không nhằm mục đích để bạn chọn một phương pháp duy nhất, tốt nhất. Điều này là bất khả thi! Bạn cần phải linh động thay đổi, và kết hợp các chiến lươc giá khác nhau trên hành trình kinh doanh của mình.

Nếu bạn không thích những con số phức tạp, bạn có thể áp dụng mức giá bán lẻ cao gấp đôi giá nhập. Ví dụ sản phẩm có giá nhập 50k, bạn cần bán với mức giá 100k mới có lời. Trong trường hợp này, giá bán lẻ sản phẩm (giá niêm yết) nên là 199k.

Mức giá niêm yết tốt nhất nên gấp 2 lần mức giá thấp nhất bạn định bán ra. Có như vậy, khi chạy các chương trình khuyến mãi (ví dụ giảm 50%), bạn mới đảm bảo có được lợi nhuận mong muốn.

Nhìn chung, đây là công thức tính giá thông dụng trên sàn Shopee, giúp bạn có lợi nhuận mong muốn và cân đối các chi phí khác mà không phải đau đầu tính toán.

>>> Trọn bộ Template Shopee có sẵn cho bạn trang trí shop

>>> Video hướng dẫn tự thiết kế mẫu template Shopee trang trí gian hàng với Canva

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo